Bội thu từ dịch vụ, MB báo lãi trước thuế hơn 7.700 tỷ đồng trong năm 2018


Chúng ta cần hiểu đầu tư thụ động đã và đang là xu hướng chung trên toàn cầu bởi tính nhàn rỗi và độ tin cậy thông qua các quỹ ETFs. ETFs là các quỹ đầu tư xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2014 và mọi giao dịch của ETFs đều ảnh hưởng đáng kể đối với sự biến động chung của thị trường nói chung và các mã trong danh mục quỹ nói riêng. Vậy, nhà đầu tư nên lựa chọn đầu tư chủ động để tự quản trị rủi ro hay gắn lợi ích của mình lên các quỹ khác để tạo nguồn thu nhập thụ động?

Trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem thế nào là đầu tư chủ động và thụ động nhé.

Đầu tư chủ động (DTCD) là sử dụng quản lý danh mục đầu tư để đạt mục tiêu tỷ suất sinh lợi ở mức kỳ vọng ban đầu hoặc vượt qua tỷ suất trung bình thị trường. Danh mục cho nhà đầu tư chủ động thường xây dựng trên các phân tích về chứng khoán kết hợp vứoi tình hình kinh tế vĩ mô để đưa ra đánh giá trong ngắn, trung và dại hạn.

Ngược lại, đầu tư thụ động (DTTD) là đầu tư vào một danh mục được mô phỏng theo một bộ chỉ số trên thị trường VN30, HNX30, VN100… Đầu tư thụ động sẽ không thực hiện phân tích doanh nghiệp mà các Quỹ sẽ chọn chứng khoán để đưa vào tỷ trọng danh mục sao cho mô phỏng được bộ chỉ số tương đương với thị trường.

Vậy đầu tư chủ động và bị động có những ưu nhược điểm gì?

Về chi phí quản lí: DTCD có chi phí cao hơn do cần thực hiện nhiều phân tích và cần các chuyên gia dự báo thị trường cũng như tổng hợp thông tin nền kinh tế, đi kèm với đó là mức độ rủi ro thấp hơn khi vị thế nắm giữ chủ động hơn trong mọi biến động thị trường. Ngược lại, DTTD phí khá thấp do nhân lực vận hành không cồng kềnh và nhiều như DTCD, hiển nhiên, sẽ khá khó kiểm soát rủi ro do quỹ không thể bán chứng khoán mà phải giữ chúng theo đúng tỉ trọng, không thể cắt lỗ khi thị trường xuống trong ngắn hạn, đây là điểm trừ rất lớn cho thị trường downtrend.

 

Phương pháp thế giới hiện nay đang ưu chuộng là gì?

Dù có nhiều nhược điểm về rủi ro như vậy, nhưng ta có thể thấy trong số liệu phân tích dưới đây rằng nhà đầu tư toàn cầu đang có xu hướng chuyển từ các quỹ đầu tư chủ động (mutual fund) sang các quỹ đầu tư bị động (ETF), không chỉ vì mức phí quản lý rẻ hơn mà diễn biến gần đây cho thấy phương pháp này đem lại hiệu quả đầu tư cao và ổn định hơn, đặc biệt khi thị trường uptrend. (ảnh)

Phương pháp pầu tư: Thụ động hay Chủ động?

Một nguyên nhân chủ yếu đến từ việc dòng tiền xu hướng chảy vào ETFs là bởi sự hiệu quả khi thị trường uptrend, vì vậy kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, lượng nhà đầu tư tham gia ETF tăng đột biến bởi họ đặt niềm tin vào một sự phụ hồi sớm trong nên kinh tế. (ảnh)

Phương pháp pầu tư: Thụ động hay Chủ động?

Xu thế này sẽ dự báo được duy trì đến năm 2024, bởi hiện tại nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi (recovery) và dòng tiền chỉ ngừng khi có dấu hiệu suy thoái lớn (recession). Nhưng đó cũng không hẳn là hoàn toàn tích cực. Theo giới phân tích thì việc chuyển từ phương pháp quản lý chủ động sang thụ động đã ngày càng làm suy giảm số lượng các nhà đầu tư giá trị chủ động, do đó làm gia tăng mức độ nguy hiểm các đợt gián đoạn thị trường, đồng thời làm giảm bớt khả năng ngăn chặn và phục hồi trở lại từ các đợt giảm mạnh.

Rõ ràng trong thời đại mà hàng loạt quỹ ETF trỗi dậy, dòng tiền rẻ tràn ngập nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ, nhiều người muốn tham gia đầu tư nhưng lại bị hạn chế về kiến thức đầu tư tài chính, thì dòng tiền sẽ tiếp tục tìm đến các quỹ đầu tư thụ động như một kênh sinh lời an toàn.

Đầu tư chủ động thất bại ở chính giả thuyết vì một thị trường hiệu quả và không ai đánh bại được thị trường. Thực tế, rủi ro thị trường luôn tiềm ẩn và việc “kền kền” gom nhặt cổ phiếu khi giá trị dưới mức giá trị thực khiến cho thị trường mất tính hiệu quả và bị phụ thuộc vào một số cá nhân trên thị trường. Ngoài ra, các quỹ chủ động tạo ra alpha (TTSL vượt trội) nhưng chi phí quản lí cao khiến tỉ suất sinh lời không bằng thị trường, điều này khiến nhà đầu tư lựa chọn ETF khi thị trường tích cự.

Vậy 2 trường phái đầu tư này diễn ra tại Việt nam ra sao?

Trước tiên hãy nhìn vào thống kê số lượng quỹ đầu tư ở Việt Nam hiện nay, ta có thể thấy từ năm 2016 đến nay số quỹ tăng lên 22%, NAV tổng quỹ tăng lên 240% nhưng quỹ ETF vẫn giữ nguyên (quỹ VFM VN30 ETF và ETF SSIAM VNX50). Cho thấy sức mạnh đầu tư trên thị trường gia tăng mà không bị bão hoà bởi các quỹ mới và một điều nữa cần chú ý rằng, việc đầu tư thụ động tại Việt Nam vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. (ảnh)

Phương pháp pầu tư: Thụ động hay Chủ động?

Các quỹ đầu tư chủ động chiếm đa số thị trường hiện nay, những quỹ hoạt động hiệu quả suất 4 năm nay từ 2015 – 2018 bao gồm: Quỹ Eastspring Investment, Quỹ MAFEQI, Quỹ SSI- SCA, Quỹ VCBF-BCF, Quỹ VCBF-TBF, Quỹ VEOF, Quỹ VFMVF1 và VFMVF4. Trong đó chỉ có 1 quỹ thụ động duy trì TTSL suốt 4 năm qua là ETFS VFM VN30 với NAV tính trong năm 2018 đạt mức 4.080 tỷ (còn ETF SSIAM VNX50 chỉ đạt 116 tỷ). Dưới đây là bảng kết quả đầu tư các quỹ kể trên để nhận thấy sự hiệu quả của các quỹ chủ động vẫn chiếm thế tốt hơn.

Phương pháp pầu tư: Thụ động hay Chủ động?

Lý giải cho sự thành công của phương pháp chủ động là bởi tính thông tinh của thị trường chưa hoàn hảo và minh bạch cộng với nhà đầu tư thông minh có thể chiến thắng thị trường thông qua phân tích doanh nghiệp và lựa chọn cổ phiếu. Ngược lại với thị trường hiệu quả thế giới.

Tuy nhiên, như đã đề cập, trong giai đoạn thị trường xu hướng tăng mạnh và bùng nổ với rủi ro đầu cơ cao, nhà đầu tư nội địa sẽ phải cân nhắc tham gia ETFs để có thể mang lại lợi suất sinh lời cao hơn thị trường. Đặc biệt, khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay, xu hướng dịch chuyển dòng tiền đầu tư về thụ động là hoàn toàn có thể xảy ra.

Phương pháp nào cho TTCK 2019?

Hãy cùng chúng tôi nhìn lại các chỉ số vĩ mô dự báo so với năm 2018 để có thể nhận diện được nền kinh tế toàn cảnh:

Phương pháp pầu tư: Thụ động hay Chủ động?

Thị trường chứng khoán việt nam năm nay được nhận định có thể phân hoá nhưng khó tăng về mặt chỉ số trừ trường hợp khối ngoại rót thêm thanh khoản (điều này có nghĩa sẽ có những mã tăng đột biến và những mã giảm đột biến giúp thị trường chung không thể bứt mạnh).

Bởi vậy, chúng tôi khuyến nghị sử dụng phương pháp đầu tư chủ động để có thể quản trị rủi ro khi thị trường xấu.

Cám ơn độc giả theo dõi, chúc các bạn sớm tìm ra phương pháp phù hợp với nhu cầu đầu tư của mình!

Nguồn: HSC

 

back to top